SỰ TÍCH GÒ GIẤU ẤN
Từ cổng đền đi vào bên tay trái du khách sẽ bắt gặp một tấm biển ghi "Lối ra" thăm quan nơi giấu ngọc ấn thời TRƯNG VƯƠNG, nếu không để ý kĩ du khách sẽ không bao giờ đến được chỗ này và được nghe sự tích li kì về gò này.

Nằm ở phía sau hậu cung đền. Tương truyền, đây là dấu tích nơi Hai Bà Trưng cất giấu ấn tín trước lúc rút quân hoá thân về cõi vĩnh hằng ở cửa sông Hát. Hiện nay, gò Giấu Ấn được bó vỉa, xây tường gạch bao quanh.

Khi lớn lên đến tận khi nghiên cứu về dự án này, tôi mới biết đến sự tích có một không hai ở Việt Nam, đó là nơi từng cất giữ ấn tín của nhà vua. Được cụ từ ngồi kể với ánh mắt vô cùng tự hào về quê mình, nơi có hai thứ cực kì đặc biệt mà không phải nơi nào cũng có: sự tích GÒ GIẤU ẤN, và ĐÀN THỀ nơi tế cờ khởi nghĩa, tôi tự dưng thấy bồi hồi tự hào quá đi.
GÒ GIẤU ẤN không chỉ là một gò đất giấu đi một vật không muốn rơi vào tay giặc, mà đây là một sự kiện biểu tượng của lòng yêu nước của người dân Việt Nam nói chung: Thà chết không rơi vào tay giặc, không chịu đầu hàng, không chịu nhục. Ấn tín mãi mãi được cất giấu còn có ý nghĩa vô cùng lớn lao khẳng định chủ quyền của Việt Nam chỉ thuộc về Việt Nam, tâm tư người Việt Nam luôn dành tình cảm ý chí cho nước Việt Nam.